Trên cương vị mới, ông Khôi Nguyễn được kì vọng giúp Kiến Guru chiếm lĩnh thị trường công nghệ giáo dục tại Việt Nam, với sứ mệnh đột phá công nghệ để giúp học sinh phát triển tư duy và kỹ năng toàn diện, sẵn sàng bứt phá trong thời đại mới.

Kiến Guru là một thành viên của Ruangguru - startup cung cấp nền tảng học tập trực tuyến lớn nhất tại Indonesia với hơn 15 triệu học sinh và 300.000 giáo viên.
Gần đây nhất, Ruangguru nhận được vốn đầu tư 150 triệu USD cho vòng gọi vốn series C để mở rộng thị trường, trong đó Việt Nam là thị trường chiến lược đầu tiên tại Đông Nam Á mà Ruangguru quyết định đầu tư.
Đặc biệt là việc Khôi Nguyễn từ tuyên bố về "4 kiểu chết" khi khởi nghiệp thuở còn thơ ngây từng gây sự bàn tán trong dư luận.
Theo đó, 4 kiểu “chết” lần lượt là: Một: “Chết vì làm ra sản phẩm không ai dùng”. Bài học rút ra ở tư thế chết này là: “Trước khi bắt tay làm gì phải đặt câu hỏi: Nếu ý tưởng này thực sự hay, tại sao chưa ai làm? Hoặc nếu đã có ai làm rồi, thì mình có gì khác biệt so với họ”.
Hai là: “Đặt mục tiêu phải làm thứ gì đó thật cool và hoàn hảo, đến khi ra được sản phẩm thì hết sạch tiền”. Bài học rút ra: “Đừng chỉ ngồi và nghĩ ra ý tưởng, phải có sản phẩm để đưa ra được thị trường để test tính khả thi và xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường đến đâu”.
Thứ 3 là: “Chết vì nhiều người dùng, nhưng không convert được ra doanh số”.
Thứ 4 là: “Chết vì có tiền”.
Sau khi WeFit tuyên bố phá sản khoảng 1 tháng, ông Khôi Nguyễn từng đăng tải thông tin tìm kiếm "đồng đội" cho một dự án mới về EdTech (Công nghệ giáo dục).
Theo thông tin ông Khôi đăng tải, đối tượng khách hàng của startup EdTech này là học sinh các cấp K-12, từ hệ mẫu giáo đến lớp 12. Đồng thời, ông Khôi cũng tiết lộ startup này được dẫn dắt bởi nhóm sáng lập có kinh nghiệm và được hỗ trợ bởi một quỹ đầu tư mạo hiểm có uy tín.
Ai đó từng nói: “Có một kênh rạch giữa những gì bạn muốn và những gì thế giới đáp trả lại cho bạn. Bạn rơi vào đó rồi, gọi là thất bại, bạn trèo lên được, gọi là trưởng thành". Và có lẽ, Khôi Nguyễn đã trèo qua được con kênh đó. Đối với anh, mỗi thất bại lại là một nấc thang để tiến tới thành công. Bởi, đằng sau mỗi một lần “thua trận” là vô vàn bài học mà chúng ta có thể rút ra. Bài học từ nhân sự, bài học từ cách kinh doanh. “Câu chuyện ở đây là mình phải rèn luyện được cho bản thân sự bản lĩnh để đương đầu với thử thách và tiếp tục sau các thất bại.”
Về startup Kiến Guru, đây là một thành viên thuộc startup giáo dục Ruang Guru của Indonesia. Ruang Guru là startup cung cấp nền tảng học tập trực tuyến lớn nhất tại Indonesia. Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tiên khi Ruang Guru mở rộng thị trường ra nước ngoài, một phần nhờ vị trí địa lý cùng với thị hiếu đánh giá cao tầm quan trọng của giáo dục.
Ngoài Việt Nam, Ruang Guru cũng thành lập một chi nhánh tại Thái Lan dưới tên gọi là Start Dee. Được thành lập vào năm 2019, Kiến Guru cung cấp chương trình học trực tuyến cho học sinh Việt Nam từ lớp 1 đến lớp 12.
Theo giới thiệu, Kiến Guru hiện cung cấp hơn 9.000 video bài giảng sinh động, ngân hàng câu hỏi với hơn 200.000 câu hỏi luyện tập, đề thi, infographic.
Hải Anh (t/h)